Di tích Cách mạng Ô Tà Sóc
Di tích Cách mạng Ô Tà Sóc
Di tích Cách mạng Ô Tà Sóc

Giới thiệu

Giá: Đang cập nhật

Số điện thoại:

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: ttvanhoadulichtriton@gmail.com

Địa chỉ: Núi Ngọa Long Xã Lương Phi, Huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang

Từ cuối năm 1959, các cơ quan của Tỉnh ủy ở Thường Phước (Hồng Ngự) dời về Núi Tô (Tri Tôn) để trực tiếp chỉ đạo phong trào đồng khởi ở An Giang. Năm 1960 căn cứ Tỉnh ủy dời qua Tức Dụp, cuối năm 1961 dời xuống đồng tràm Hà Tiên, mùa khô năm 1962 dời về Núi Dài lớn (tại Giếng Nồi phía trên Ô Cạn). Cuối năm 1962 căn cứ Tỉnh uỷ chính thức chuyển về Ô Tà Sóc (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn). Tại đây một tuyến phòng thủ mạnh được xây dựng bằng những hàng rào bãi chông, trái nổ cùng lòng can đảm của cán bộ, chiến sĩ dựa vào địa hình hiểm trở của núi rừng để bám trụ chiến đấu. Tỉnh ủy đã chọn địa điểm làm văn phòng rất kiên cố và ổn định ở một hang sâu rộng rãi với tên gọi dân gian là Điện trời gầm. Rãi rác quanh văn phòng là các ban ngành chức năng giúp việc cho Tỉnh ủy như Ban Tuyên huấn, Ban tổ chức, Ban Thông tin - cơ yếu, Ban binh vận, Ban An ninh, đội Hỏa tốc,… và các cơ ... Xem nhiều hơn

Dịch vụ

Bình luận và Đánh giá

/ 5
đánh giá

Bạn cần phải hoặc Đăng ký tài khoản mới để được bình luận.

Bản đồ

Giới thiệu

×

Từ cuối năm 1959, các cơ quan của Tỉnh ủy ở Thường Phước (Hồng Ngự) dời về Núi Tô (Tri Tôn) để trực tiếp chỉ đạo phong trào đồng khởi ở An Giang. Năm 1960 căn cứ Tỉnh ủy dời qua Tức Dụp, cuối năm 1961 dời xuống đồng tràm Hà Tiên, mùa khô năm 1962 dời về Núi Dài lớn (tại Giếng Nồi phía trên Ô Cạn). Cuối năm 1962 căn cứ Tỉnh uỷ chính thức chuyển về Ô Tà Sóc (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn). Tại đây một tuyến phòng thủ mạnh được xây dựng bằng những hàng rào bãi chông, trái nổ cùng lòng can đảm của cán bộ, chiến sĩ dựa vào địa hình hiểm trở của núi rừng để bám trụ chiến đấu. Tỉnh ủy đã chọn địa điểm làm văn phòng rất kiên cố và ổn định ở một hang sâu rộng rãi với tên gọi dân gian là Điện trời gầm. Rãi rác quanh văn phòng là các ban ngành chức năng giúp việc cho Tỉnh ủy như Ban Tuyên huấn, Ban tổ chức, Ban Thông tin - cơ yếu, Ban binh vận, Ban An ninh, đội Hỏa tốc,… và các cơ quan khác ở Núi Dài bên phía Lê Trì, Ba Chúc như Tỉnh đội, Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng tỉnh, ban giao lưu. Để bảo vệ an toàn căn cứ, Ban An ninh tổ chức ba chốt bảo vệ: một chốt ở chân Núi Dài, một chốt tại văn phòng Tỉnh ủy và một điểm cao phía trên văn phòng Tỉnh ủy để quan sát rộng và đảm bảo an toàn khu vực. Bên cạnh các cơ quan Tỉnh ủy, suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ Ô Tà Sóc còn là căn cứ của nhiều đơn vị của huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Đặc biệt từ năm 1969 nơi đây cò là địa điểm dừng chân và hợp đồng chiến đấu của các Trung đoàn chủ lực từ niềm Đông chi viện vào các tỉnh niềm Tây Nam Bộ. Từ năm 1968 đến năm 1971 Ô Tà Sóc là căn cứ của phân ban Tỉnh ủy An Giang do đồng chí Vũ Hồng Đức (Mười Đức) Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cánh mạng tỉnh An Giang phụ trách. Cũng có lúc Tỉnh ủy Châu Hà và Long Châu Hà (1972-1975) cũng lấy Ô Tà Sóc – Núi Dài làm căn cứ. Từ Ô Tà Sóc, thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo các đơn vị địa phương trong toàn tỉnh tích cực tiến công tiêu hao, tiêu diệt địch; phát động quần chúng nổi dậy diệt ác ôn, phá ấp chiến lược, khu gom dân; đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị ở các thị xã, thị trấn đấu tranh đòi các quyền dân sinh dân chủ; chống Mỹ Ngụy càn quét, bắn giết dân lành … Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy các đia phương trong tỉnh đều lên kế hoạch xây dựng xã – ấp chiến đấu, kết hợp phong trào chính trị của quần chúng đồng loạt nổi dậy chống Ngụy quyền, phá ấp chiến lược, ấp tân sinh. Lực lượng vũ trang triển khai lực lượng tổ chức nhiều trận chống càn, dồn dập đánh đồn diệt địch, góp phần đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ của Mỹ ngụy.

Lịch trình của bạn

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm