An Giang có một số thắng cảnh tiêu biểu như:
Cây sầu đâu mọc nhiều ở các vùng Tri Tôn, Châu Đốc, Tịnh Biên (An Giang). Món gỏi này được chế biến đơn giản, nhanh gọn. Lá non và hoa sầu đâu được rửa sạch trụng qua nước sôi cho bớt đắng, sau đó để ráo nước. Dưa leo, thơm (dứa) và xoài thái mỏng hoặc xắt sợi. Người miền Tây thường làm món gỏi sầu đâu khô cá lóc hoặc khô cá sặc. Khô cá nướng xé nhỏ, thịt ba chỉ luộc xong thái mỏng, cho thêm ít tôm bóc vỏ.
Chợ Châu Đốc chỉ có duy nhất một người bán cà na đập - món ăn được đặt tên theo cách chế biến. Quả cà na tươi, sau khi đập nát, vắt bớt nước và chà xát để ra hết chất chát thì đem dầm đường, chờ khoảng vài tiếng đồng hồ là có thể sử dụng.
Món này phải khéo léo sao cho quả cà na bị đập không quá nát, vẫn giữ màu xanh tươi sau khi chà xát, vắt nước nhưng hương vị còn nguyên, ăn vẫn giòn. Cà na đập ăn chung với muối ớt, vừa ngọt, vừa giòn rất ngon.
Ngoài cà na, ở An Giang còn có các loại cây trái đặc sản như thốt nốt, hồng quân, trái mây...
“Tung lò mò” chính là một tên gọi khác của món lạp xưởng bò. Đây là món ngon độc đáo của người Chăm ở An Giang. Từ lâu, người Kinh cũng ưa thích và chế biến món lạp xưởng bò gần giống như của người Chăm và hiện phổ biến rộng rãi ở phường Núi Sam, Châu Đốc, Tịnh Biên và Tri Tôn.
Khác lạp xưởng lợn, lạp xưởng bò sau khi làm xong chỉ cần phơi cho khô là có thể đem chiên hoặc nướng. Hấp dẫn nhất là lạp xưởng nướng trên bếp than hồng. Khi nướng chín xong cắt ra thành viên có màu đỏ hồng, hương bay thơm phức không còn mùi mỡ bò.
“Tung lò mò” nướng nên chín tới đâu, ăn tới đó. Khi ăn sẽ thấy vị ngọt bùi của thịt và mỡ bò, vị chua chua của cơm nguội lên men hòa cùng gia vị cay của ớt, lại ăn kèm với rau sống, rau cần tươi, vị chua của khế, vị chát của chuối sống. Lạp xưởng bò khi ăn phải chấm muối tiêu chanh hoặc tương ớt. Hấp dẫn hơn là có ăn kèm rau sống và ăn chung với bún hoặc bánh mì.
Nếp trước lúc thu hoạch khoảng 10 ngày còn chưa già sẽ được gặt về trút lấy hạt ngâm nước nửa ngày vớt ra để ráo.
Ngâm nếp phải canh giờ nếu không ngâm lâu hạt nếp mềm cốm sẽ nhão, ngâm thời gian ngắn thì hạt nếp sẽ khô cứng. Rang nếp phải là người quen tay và rang trong nồi đất nhằm giữ được nhiệt nóng lâu hơn. Một lần rang rất mất thời gian và công sức chỉ một chén nếp, trút vừa đáy nồi đất giúp việc đảo rang được dễ dàng và hạt nếp nở chín dẻo đều.
Bò cạp hay còn gọi là "bù kẹp", có màu đen nhánh, hai càng to kềnh, to cỡ con dế cơm. Thoạt nhìn bò cạp trông giống như con gián bò lổn ngổn. Về vùng Bảy Núi có thể thấy loại này được bán dọc hai bên đường. Để có được những con bò cạp thế này, những người chuyên săn lùng con vật này phải lên núi mới có. Họ trang bị một cây cuốc, một cây kẹp và một cái xô. Tìm thấy tảng đá nào khả nghi, họ chỉ cần lật tảng đá sang một bên, nhìn miệng hang thò kẹp vào.
Sau khi “thu hoạch” xong, họ mang bò cạp về bỏ vào thau vài ngày cho "sạch bụng". Để nguyên con vậy và rửa sạch, cho vào chảo mỡ hoặc dầu đang sôi. Khoảng vài phút sau, bò cạp chín, bốc mùi thơm lạ lùng. Bò cạp dùng kèm rau thơm, cà chua, dưa leo và vài cọng ngò, chấm với muối tiêu chanh. Cắn một miếng, giòn rụm và vị beo béo. Theo những người sành ăn món này, bụng của bò cạp mới là phần ngon nhất.
Món bò cạp này còn được chế biến theo các kiểu khác như bò cạp lăn bột chiên bơ. Một số người Khmer địa phương còn dùng bò cạp ngâm với rượu, uống để chữa các chứng đau lưng, nhức mỏi, đau khớp,...
Mắm Châu Đốc có bán khắp nơi nhưng tập trung nhiều nhất là ở chợ Châu Đốc. Hình thù mắm cũng vô cùng đa dạng. Vì tùy từng loại cá, cách thức chế biến mà người ta có thể xé nhỏ, để nguyên con, lóc lấy phi lê hoặc để cả xương. Một vài loại mắm dễ ăn mà bạn có thể mua tại chợ là mắm linh, mắm sặt, mắm lóc, mắm trèn, mắm rô, mắm chốt... Những loại này ăn sống hay dùng chưng, nấu mắm (mắm kho, bún, lẩu) đều rất ngon. Nếu đến An Giang, du khách sẽ có thể thưởng thức được món "lẩu cá linh non nấu với bông điên điển" - một món ăn đặt sản nổi bật nơi đây. Đặc biệt khô cá tra ở đây là cá tra từ Biển Hồ (Campuchia), thịt ngọt tự nhiên, lại được phơi khéo, canh vừa nắng nên thịt thơm béo, không bị tanh. Một loại mắm bán nhiều và cũng rất được ưa chuộng ở chợ Châu Đốc là mắm thái. Đó là con mắm lóc ngon được lạng bỏ da bỏ xương xé nhỏ trộn với đu đủ xắt sợi và thịt ba rọi ram, thêm thính gạo, đường, ớt vào. Ở xứ mắm Châu Đốc, đường dùng làm mắm cũng là đường thốt nốt đặc sản, pha thêm ít đường trắng nên mắm có vị ngọt mặn rất thanh, ăn kèm rau sống, chuối chát, thịt ba rọi luộc.
Tên sự kiện |
Địa chỉ |
Ngày bắt đầu |
Ngày kết thúc |
Nội dung |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
Sự kiện văn hóa |
||||
Chương trình biểu diễn nghệ thuật và bắn pháo hoa đón Giao thừa |
Công trường trưng Nữ Vương, phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang |
29 hoặc 30/12 Al (đêm Giao thừa) |
29 hoặc 30/12 Al (đêm Giao thừa) |
- Biểu diễn nghệ thuật đặt biệt (các tiết mục múa, hát, võ nhạc...) |
- Bắn pháo hoa đón giao thừa |
||||
Lễ kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng |
Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang |
17/8 hàng năm |
20/8 hàng năm |
- Lễ dâng hoa, dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Tôn Đức Thắng. |
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hội thi, hội diễn; tuyên truyền cổ động trực quan, triển lãm ảnh, trưng bày tuyên truyền sách... |
||||
- Tổ chức các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian. |
||||
Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Chăm tỉnh An Giang |
Luân phiên các huyện An Phú, Tân Châu, Châu Thành, Châu Phú (có đồng bào dân tộc Chăm sinh sống) đăng cai tổ chức |
02 năm tổ chức 01 lần vào các dịp lễ, tết của đồng bào dân tộc Chăm như tháng chay Ramadan (trong khoảng tháng 4 đến tháng 6). Ngày hội diễn ra trong 03 ngày. |
|
- Liên hoan nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục truyền thống. |
- Liên hoan văn hóa ẩm thực truyền thống. |
||||
- Tổ chức triển lãm ảnh và trưng bày hiện vật đồng bào dân tộc Chăm. |
||||
- Các hoạt động thể thao và trò chơi dân gian. |
||||
Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang |
Luân phiên các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Thành, Thoại Sơn (có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống) đăng cai tổ chức |
02 năm tổ chức 01 lần vào các dịp lễ, tết của đồng bào dân tộc Khmer như Tết Donta, Chol Chnam Thmay, Ok Om Bok.... Ngày hội diễn ra trong 03 ngày. |
|
- Liên hoan nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục truyền thống. |
- Liên hoan văn hóa ẩm thực truyền thống. |
||||
- Tổ chức triển lãm ảnh và trưng bày hiện vật đồng bào dân tộc Chăm. |
||||
- Các hoạt động thể thao và trò chơi dân gian. |
||||
Lễ hội |
||||
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam (đã được đưa vào danh mục PVT Quốc gia) |
Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, Phường Núi Sam, thành Phố Châu Đốc | 23/4 âl | 27/4 Âl |
LH VBCXNS gồm các nghi thức: - Lễ tắm bà: 00 giờ ngày 24/4 âl. Kéo dài khoảng 1 tiếng - Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà: 15 giờ ngày 25/4 âl - Lễ Túc yết: 00 giờ ngày 25 rạng 26/4 âl: Dâng trà, dâng rượu. - Lễ xây chầu: Tiếp sau cúng Túc yết là xây chầu tại võ ca. - Lễ chánh Tế: 4 giờ sáng 27/4 aal. Chiều ngày 27 đưa sắc Thoại Ngọc Hầu về Lăng. - Lễ hồi sắc: 15 giờ cùng ngày 27/4 các bài vị Thoai Ngọc Hầu, hai phu nhân, Hội đồng được đưa về Lăng. Ngoài ra, còn có lễ phục hiện. Lễ này có từ khi lễ hội nâng cấp thành lễ hội cấp quốc gia: Nội dung tái hiện lại cảnh rước tượng bà từ trên núi xuống, thu hút nhiều người tham dự. Xuất phát từ Nhà bia liệt sĩ chỗ chân núi Sam tiến lên đỉnh núi có bệ đá tượng truyền nơi đặt tượng bà ngày xưa để rước Bà về Miếu. - Ngoài các nghi thức có các hoạt động văn hóa văn nghệ, tùy vào mỗi năm có Hội thi hoa đăng, leo núi; chương trình văn háo nghệ thuật kai mạc lễ hội qui mô, hoành tráng, biễu diễn lân sư rồng, diễu hành xe hoa... thường tổ chức trước đêm tắm Bà. |
Hội đua bò Bảy núi (đã được đưa vào danh mục PVT Quốc gia) |
Luân phiên giữa hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. (Địa điểm thi đấu truyền thống là ruộng cạnh bên Chùa). |
29/8 ÂL | 29/8 âL |
Các đôi bò tập trung về sân Chùa để thi đấu (sân đua) trên mặt ruộng xâm xấp nước. Xưa thi đấu 3 vòng, ngày nay thi đấu 1 vòng vừa hô vừa thả. Hiện nay đua bò phát triển thành cuộc đua vòng tỉnh tranh cúp truyền hình An Giang. Mỗi lần tổ chức thu hút hàng nghìn lượt người xem |
Lễ Meka bâu chia (Lễ Đức Phật) |
Huyện Tri Tôn, Tịnh Biên |
Khoảng đầu tháng 2 dương lịch |
|
Đây là lễ cúng Phật, cho biết 3 tháng nữa sẽ nhập niết bàn |
Chôl Chnăm Thmây |
Huyện Tri Tôn, Tịnh Biên |
14/4 dl |
16/4 dl |
Tết cổ truyền, tết năm mới |
Lễ Phật đản (Visak bâu chia) |
Huyện Tri Tôn, Tịnh Biên |
15/5 âl |
|
|
Lễ Nhập hạ (Chôl Vôsa) |
Huyện Tri Tôn, Tịnh Biên |
15/6 âl |
|
Cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình yên vui hạnh phúc, đồng thời tạo thời gian để sư sãi chuyên tâm học đạo, trao dồi giáo lý và tự vấn bản thân trong quá trình tu hành. |
Sen Đôn ta (Phchum Banh) |
Huyện Tri Tôn, Tịnh Biên |
01/10 âl |
15/10 âl |
Lễ hội này thể hiện hiếu đạo của con cái với cha mẹ, ông bà tổ tiên. |
Chanh Vôsa (Lễ Ra hạ) |
Huyện Tri Tôn, Tịnh Biên |
Từ chiều ngày 14/9 âl |
đến trưa ngày 15/9 âl |
Lễ chấm dứt 3 tháng nhập hạ của các vị sư sãi. |
Dâng y (Kathinat) |
Huyện Tri Tôn, Tịnh Biên |
Từ ngày 16/9 âm lịch Khmer |
đến ngày 15/10 âm lịch Khmer |
Người dân tham gia đóng góp cúng giường cụ thể là bộ áo cà sa dâng cho nhà sư là tạo được nhiều phúc báu nhất, tùy theo khả năng của mỗi người dân mà đóng góp. |
Ok Om Bok (Lễ Cúng trăng) |
Huyện Tri Tôn, Tịnh Biên |
15/10 âl |
|
Lễ có ý nghĩa khích lệ nông dân hăng sai cày cấy, trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất ra những vật phẩm đạt năng suất cao để cúng Mặt Trăng nhằm tạ ơn Mặt Trăng vốn được coi là vị thần bảo hộ cho mùa màng tốt tươi. |
Lễ Ramadan |
Huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Châu Đốc. |
Từ mùng 01/9 Hồi lịch |
đến 30 tháng 9 Hồi lịch |
Người Chăm gọi lễ này là Plănơh, có nghĩa là tháng nhịn ăn hay tháng ăn chay, là dịp tín đồ tự kiểm điểm hành động và tự sửa chữa, bố thí cho người nghèo để tạo phước. |
Lễ Roya Phitrok |
An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Châu Đốc. |
Từ 01/10 Hồi lịch |
03/10 Hồi lịch |
Đây là lễ đặc biệt quan trọng của người Chăm, còn được gọi là Tết. |
Lễ hội Hát Gi (Roya Hadji) |
Xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân. |
Từ ngày 7/12 |
đến 10 tháng 12 (hồi lịch) |
Đây là dịp để mọi người thăm viếng, vui chơi và chúc mừng, cầu nguyện điều lành cho nhau. |
Lễ hội văn hóa truyền thống huyện Thoại Sơn |
ấp Đông Sơn I, thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang |
Từ ngày 10/3 âl |
đến ngày 12/3 âm lịch hàng năm |
- Tổ chức các trò chơi dân gian. |
- Tổ chức các chương trình văn hóa văn nghệ, các giải thi đấu TDTT, triển lãm tranh, ảnh,... |
||||
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Bàu Mướp |
Thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên |
12/8 Âl |
|
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể dục - thể thao |
Lễ hội Trần Văn Thành |
Ấp Bờ Dâu, |
Từ ngày 19/2 âl |
Đến ngày 22/2 âm lịch |
- Các hoạt động văn nghệ, thể thao. |
xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú |
- Trò chơi dân gian |
|||
Đại lễ Phật Giáo Hòa Hảo |
thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang |
18/5 âm lịch |
|
Kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo chủ khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo (18/5/1939 năm Kỷ Mão) |